We’ve updated our Terms of Use to reflect our new entity name and address. You can review the changes here.
We’ve updated our Terms of Use. You can review the changes here.

Nh​ữ​ng c​â​y thu​ố​c nam ch​ữ​a tho​á​i h​ó​a c​ộ​t s​ố​ng

by suckhoe365

about

Thoái hóa cột sống có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc Tây, châm cứu, xoa bóp… Tuy nhiên, xu hướng sử dụng các cây thuốc nam giảm đau nhức do thoái hóa cột sống đang ngày càng phổ biến. Cùng tham khảo 6 loại cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc hỗ trợ trị bệnh xương khớp dưới đây.

>> xem thêm: thoaihoacotsong.vn/thoai-hoa-cot-song/cay-thuoc-chua-benh-thoai-hoa-cot-song/

Cây Đơn châu chấu
– Có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh lăng gai, Độc lực.

– Tên khoa học: Aralia armata, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae

– Bộ phận dùng: Rễ, cành, lá, vỏ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae. Rễ thu hái, rửa sạch phơi khô. Lá non thường dùng tươi.

– Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

– Công dụng: Thường dùng hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày. Đơn châu chấu là cây thuốc nam giảm đau nhức do thoái hóa cột sống được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc.

Xem thêm: Bài thuốc giảm đau nhức do thoái hóa cột sống từ cây Đơn châu chấu
Đơn châu chấu – cây thuốc nam chữa bệnh thoái hóa cột sống

Cây ngải cứu chữa thoái hóa cột sống
Ngải cứu thường được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Công dụng thường thấy nhất của ngải cứu là chữa bệnh. Nhiều người dùng ngải cứu để chữa đau bụng, cầm máu và trị các chứng chân tay lạnh, đau nhức khớp, đau lưng, đau cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa…

Cách dùng ngải cứu chữa thoái hóa cột sống:

Cách 1: Dùng 300g ngải cứu rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Hòa 2 muỗng mật ong nguyên chất với nước ngải cứu rồi chia uống lúc trưa, chiều. Thực hiện liên tục 2 tuần để thuốc ngấm và phát huy tác dụng giảm đau nhức cột sống.

Cách 2: Đem ngải cứu rửa sạch, giã nát. Đun giấm nuôi thật nóng rồi trộn chung với ngải cứu và muối hạt. Bọc thuốc vào mảnh vải thưa rồi chườm lên vùng cột sống bị đau nhức trong 1 tiếng. Thực hiện liên tục 1 lần/ngày.

Cây ngải cứu quen thuộc của người Việt Nam

Cây thiên niên kiện
– Có tên gọi khác là Sơn thục, Thần phục

– Tên khoa học: Homalomena occulta Schott, thuộc họ Ráy( Araceae)

– Bộ phận dùng: thân rễ. Thu hái thân rễ già, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn 10- 20 cm, sấy nhanh dưới nhiệt độ 50 độ C cho khô đều mặt ngoài rồi làm sạch vỏ, nhặt bỏ các rễ con, sau đó đem phơi hay sấy khô.

– Tính vị, tác dụng: vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khu phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.

– Công dụng: hỗ trợ điều trị phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê dại; thường dùng cho người bệnh thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày. Ngoài ra còn được dùng để hỗ trợ điều trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, phong thấp đau lưng đùi.

Xem thêm: Cách sử dụng cây Thiên niên kiện cho người bệnh xương khớp
Cây Thiên niên kiện được sử dụng để trị nhiều bệnh về xương khớp

Cây dây đau xương
– Cây dây đau xương còn có tên gọi khác là cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng.

– Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)

– Bộ phận dùng: dây và lá. Khi dùng làm thuốc thu hái thân già, thái nhỏ phơi khô.

– Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính mát. Cây dây đau xương có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống.

– Công dụng: Thường dùng hỗ trợ điều trị tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra còn hỗ trợ trị đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.

Dây đau xương được dùng trong các bài thuốc trị tê thấp, đau khớp

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây nhàu
Cây nhàu còn được gọi là cây ngao, cả rễ, thân, lá, quả nhàu đều có tác dụng chữa bệnh ít ai biết. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, cây nhàu có chứa hoạt chất alkaloids, sterol, glucozit anthraquinonie, polysaccharides, proxeronine, coumarin.. với nhiều tác dụng như nhuận tràng, lợi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau, chống viêm, trừ khử độc tố, tăng cường miễn dịch. Người ta thường dùng cây nhàu để chữa đau lưng, đau cổ, đau cơ, đau thần kinh hoặc chữa các bệnh về xương khớp như viêm khớp, phong thấp, đau cổ tay, đau nhức khớp…

Cách dùng cây nhàu chữa thoái hóa cột sống:

Cách 1: Đem rễ nhàu phơi khô, xắt mỏng. Mỗi ngày sắc rễ nhàu với 4-5 chén nước còn 1 chén để uống, ngày uống 2 lần. Hoặc đem 500g rễ nhàu đã được phơi khô, sao vàng ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ trước khi ăn.

Cách 2: Đem 200g quả nhàu già rửa sạch, thái lát mỏng, ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong 1 tháng. Mỗi lần uống từ 5 – 10ml rượu nhàu, ngày uống từ 2 – 3 lần.

Cây nhàu chữa thoái hóa cột sống

Cây lá lốt
– Cây lá lốt còn có tên gọi khác là Tất bát

– Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.

– Bộ phận dùng: toàn cây, thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.

– Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

– Công dụng: Dùng hỗ trợ điều trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.

Xem thêm: Bài thuốc dành cho người bệnh đau xương khớp từ lá lốt.
Lá lốt được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp

Cây dành dành
– Cây dành dành còn có tên gọi khác là Chi tử, Thủy hoàng chi, Mác làng cương

– Tên khoa học: Gardenia augusta Merr, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

– Bộ phận dùng: quả, rễ lá và hoa cũng dùng được. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng. Quả thu hái khi chín, ngắt bỏ cuống, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô.

– Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm.

– Công dụng: Quả thường dùng trị viêm gan nhiễm trùng vàng da; ngoại cảm phát sốt, mất ngủ; viêm kết mạc mắt, loét miệng; chảy máu cam, thổ huyết; đái ra máu. Vỏ cây chữa sốt rét, bệnh lỵ và các bệnh ở bụng. Hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt, lậu, đau tử cung. Vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, cầm máu, trị bệnh nôn ra máu, chảy máu cam. Rễ dùng trị chứng khó tiêu và rối loạn thần kinh.

Đối với bệnh thoái hóa cột sống, dành dành có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông.

credits

released May 10, 2019

license

all rights reserved

tags

If you like suckhoe365, you may also like: